Mua bán nhà đất là chuyện thường xuyên đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhưng lại là chuyện hệ trọng của rất nhiều người, có khi cả đời người mới mua một căn nhà cho gia đình mình để ở. Dù là nhà đầu tư chuyện nghiệp hay là người mua để ở thì cũng rất cần những lưu ý dưới đây để tránh được rủi ro tranh chấp khi mua nhà đất, mời bạn đọc bài “Những điều cần lưu ý khi mua bán sang nhượng nhà đất” nhé!
- Xem xét kĩ về Chủ thể bán:
Xem kỹ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
- Nếu Cá nhân đứng tên thì kiểm tra tình trạng hôn nhân để xác định độc thân hay đã kết hôn và từ đó xác định chủ thể giao kết hợp đồng phù hợp.
- Nếu là Hộ gia đình thì cần tất cả thành viên trong gia đình đồng ý.
Trường hợp người bán không phải chính chủ thì cần yêu cầu có giấy ủy quyền có công chứng, lưu ý đọc kĩ nội dung và phạm vi ủy quyền.
2. Tính pháp lý của Tài sản giao dịch:
- Cần xem kỹ Loại đất giao dịch (Mục đích sử dụng đất trong trang 2 của sổ) và
- Hình thức giao đất (Nguồn gốc sử dụng trong trang 2),
- Quy hoạch (hỏi tại UBND xã, phường).
Tùy từng loại và hình thức giao đất có thể pháp luật có quy định điều kiện kèm theo đối với người mua hoặc cũng có thể bị cấm giao dịch.
Lưu ý: Nếu bên bán là công ty BĐS cần yêu cầu cung cấp các Quyết định liên quan đến việc chấp thuận phê duyệt dự án (Tỉ lệ 1/500), đã đủ điều kiện mở bán chưa… Để chắc chắn hơn bạn yêu cầu cam kết trong hợp đồng về tình trạng pháp lý dự án phải đáp ứng quy định pháp luật để nếu không đúng như cam kết có thể khởi kiện dân sự hoặc tố cáo hình sự nhằm bảo vệ quyền lợi của mình.
3. Giá trị giao dịch
- Lưu ý hiện nay việc kê khai giá trị giao dịch thấp hơn thực tế có thể dẫn đến hậu quả bị truy cứu Trách nhiệm hình sự hành vi trốn thuế nên cần cân nhắc việc kê khai.
4. Thời hạn bàn giao đất hoặc ký công chứng hoặc ra sổ:
Cần quy định rõ các thời hạn bàn giao nhà đất, thời gian công chứng ra sổ và mức chế tài, phạt, thậm chí quyền chấm dứt hợp đồng kèm theo để bảo vệ cao nhất quyền lợi của người mua, đặc biệt là khi bên bán là công ty BDS.
5. Kiểm tra hiện trạng khu đất và xem xét diện tích thực tế khu đất với diện tích trong sổ:
- Cần kiểm tra hiện trạng khu đất xem hiện tại có người nào khác đang ở trên đất để phòng trường hợp có tranh chấp phiền phức sau này. Yêu cầu bên bán cam kết và có trách nhiệm (thể hiện trong hợp đồng) bàn giao mặt bằng sạch cho mình theo thời hạn thỏa thuận.
- Bạn cũng cần xem xét diện tích thực tế so với diện tích trong sổ nhé, phòng trường hợp bị nhà bên cạnh lấn chiếm lề, biên…
6. Hình thức và bản chất hợp đồng
Có 2 vấn đề cần lưu ý:
- Hình thức: Pháp luật quy định hợp đồng mua bán đất phải được công chứng chứng thực mới phát sinh hiệu lực pháp lý ràng buộc trách nhiệm các bên nên tốt nhất là nên công chứng. Tuy nhiên, pháp luật dân sự hiện hành cũng quy định và thực tế quá trình xét xử tại tòa án cũng công nhận hiệu lực của một số trường hợp đặc biệt theo luật định nên nếu không thể thực hiện công chứng do chưa đủ một số điều kiện thì cũng có thể lập hợp đồng mua bán bằng giấy tay. Nhưng khuyến cáo nên nhờ luật sư hỗ trợ pháp lý trong trường hợp này để đảm bảo quyền lợi khi phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp.
- Bản chất hợp đồng: Không nên tập trung vào tiêu đề của Hợp đồng mà Cần đọc kỹ nội dung để xác định bản chất của hợp đồng, phân biệt rõ bản chất hợp đồng là hợp đồng mua bán, hay hợp đồng đặt cọc … vì mỗi loại hợp đồng sẽ có hậu quả pháp lý khác nhau dẫn đến việc xử lý từng loại hợp đồng cũng sẽ khác nhau.
Một số hợp đồng với các công ty BĐS sẽ có thêm các hình thức là Hợp đồng hợp tác kinh doanh, Hợp đồng nguyên tắc, Hợp đồng tư vấn giữ chỗ … Cần thận trọng khi giao kết các loại hợp đồng nói trên để bảo vệ quyền lợi của mình khi có tranh chấp.
7. Cần phải gặp được chủ nhà/chủ đất trước khi giao dịch:
Bạn lưu ý rằng, để đảm bảo quyền lợi cho mình, trước khi giao dịch nhà đất bạn không được kí kết hay chuyển bất cứ khoản tiền nào cho bên môi giới nhà đất. Mọi kí kết giao dịch cần phải có mặt của chủ đất/chủ nhà và bạn cũng phải xác minh xem họ có phải chủ nhà thật hay không nhé. Lúc gặp chủ đất chủ nhà bạn yêu cầu họ đưa sổ đỏ sổ hồng bản gốc cho bạn đối chiếu. Lúc này bạn mới nên kí vào hợp đồng cọc, trong hợp đồng cọc cần có đầy đủ nội dung về số tiền giao dịch, ngày công chưgs, ngày bàn giao nhà đất, số tiền bạn giữ lại để làm thủ tục ra sổ …
Ở trên là 7 điều bạn cần lưu ý ưu ý khi MUA BÁN Sang nhượng NHÀ ĐẤT để tránh RỦI RO tranh chấp. Hy vọng giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc mua bán nhà đất nhé.
P/s: Đối với luật đất đai, luật hôn nhân gia đình … có rất nhiều điều khoản, mỗi trường hợp gặp phải cần phải biết đối chiếu và áp dụng các điều khoản cho đúng, để an toàn nhất, đề xuất bạn nên hỏi chi tiết qua Luật sư.
Cám ơn bạn đã đọc thông tin.
Nhà đất Nam Sài Gòn – VuaNhaDat.net
Bạn có thể tham khảo thêm các bài về Pháp Lý nhà đất:
- 7 điều cần biết về sổ đỏ sổ hồng
- Hồ sơ, quy trình, thủ tục chuyển nhượng sang tên đối với nhà đất đã có sổ
- Hồ sơ, quy trình, thủ tục chuyển nhượng hợp đồng đối với nhà đất chưa có sổ
- Hướng dẫn chi tiết cách đọc thông tin trên sổ đỏ sổ hồng